Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? Tân Thành Thịnh
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân
1. Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân
Theo Chương VIII-Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
1.1 Các quy định về doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau đây:
a) Quy định về vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân
Điều 189 quy định về vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác, đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
- Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
- Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
b) Quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân
Điều 190 quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác thèo quy định của pháp luật.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.2 Quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân
Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân có 2 quyền sau đây:
a) Quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân
Điều 191 Luật Doanh Nghiệp quy định quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân như sau:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực.
Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.
b) Bán doanh nghiệp tư nhân
Điều 192 của Luật Doanh Nghiệp quy định bán doanh nghiệp như sau:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
- Sau khí bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
- Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.
1.3 Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Mỗ mô hình doanh nghiệp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng nhu cầu khác nhau. Sau đây là những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân bạn nên biết:
a) Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân
- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Đặc biệt có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.
- Ít chịu ràng buộc về các quy định pháp luật bởi doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản tư nhân.
- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng và đả bảo cho đối tác và khách hàng của Doanh nghiệp tư nhân.
b) Nhược điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân
- Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
- Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
- Là công ty trách nhiệm vô hạn nên khi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ là bao gồm: Tài sản của doanh nghiệp và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp.
- Nếu trường hợp cho thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp hoặc cho thuê doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp trên đại diện pháp luật vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
- Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay chủ các mô hình doanh nghiệp khác.
c) Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức, doanh nghiệp được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan. Mọi tổ chức đều phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự. Theo đó, pháp nhân phải đặt ra một bộ máy điều hành, quản trị đối với hoạt động pháp nhân, có thể bao gồm cá nhân hoặc cơ quan quản trị, bộ phận chuyên môn… để tạo sự nhất quán trong quá trình hoạt động của pháp nhân.
- Đồng thời phải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, cơ quan điều hành đó trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Điều này có nghĩa là tách bạch tài sản của pháp nhân với chủ thể khác ra, khi tài sản đã chuyển sang quyền sở hữu của pháp nhân rồi thì chỉ có pháp nhân mới có quyền sử dụng tài sản đó. Các chủ thể khác không được can thiệp hay sử dụng.
- Đồng thời, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình khi tham gia vào kinh doanh, chỉ trả nợ trong phần tài sản của mình, trả hết thì thôi.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Khi tiến hành giao dịch với các chủ thể khác, pháp nhân sử dụng tên gọi của mình, nhân danh chính mình để giao dịch chứ không phải nhân danh một chủ thể khác.
Như vậy theo các quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 có thể kết luận doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
1.3 Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Điều 27 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh Nghiệp 2020.
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.
2. So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể
Trong bài viết này, Tân Thành Thịnh sẽ so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể để quý khách hàng hiểu rõ hơn về 2 loại hình kinh doanh rất phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt như sau:
2.1 Về điểm giống nhau
- Không có tư cách pháp nhân
- Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh
- Chủ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Một cá nhân chỉ được đăng ký một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh.
2.2 Về điểm Khác nhau
a) Về chủ thể thành lập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ. Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
- Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân hoặc một gia đình. Bắt buộc phải là công dân Việt Nam.
b) Số lượng người lao động:
- Doanh nghiệp tư nhân: Không giới hạn số lượng người lao động
- Hộ kinh doanh: Có số lượng người lao động không quá 10 người.
c) Điều kiện đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân: Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định và phải có con dấu pháp nhân.
- Hộ kinh doanh: Một số trường hợp phải đăng ký kinh doanh nhưng không sử dụng con dấu pháp nhân.
d) Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
- Hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh tại Phòng tài chính kế hoạch hoặc Phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
e) Đơn vị trực thuộc
- Doanh nghiệp tư nhân: Được thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Hộ kinh doanh: Không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
f) Quy mô kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân: Có quy mô lớn hơn hộ kinh doanh. Không giới hạn quy mô, vốn.
- Hộ kinh doanh: Quy mô kinh doanh nhỏ hơn. Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh.
g) Loại hình kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân: Được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu
- Hộ kinh doanh: Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu
h) Cơ cấu tổ chức, quản lý:
- Doanh nghiệp tư nhân: chặt chẽ
- Hộ kinh doanh: Đơn giản
Qua những phân tích dưới đây có lẽ các bạn đã nắm được đặc điểm của từng loại hình và lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình rồi phải không nào?
Nếu còn câu hỏi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với Tân Thành Thịnh để được tư vấn cụ thể. 0909 54 8888
3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh
Với nền kinh tế ngày một phát triển thì nhu cầu kinh doanh, khởi nghiệp tại Việt Nam ngày một nhiều. Và mô hình doanh nghiệp tư nhân trở thành một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến và lựa chọn nhiều ở nước ta.
Tuy nhiên thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần rất nhiều hồ sơ, chứng từ cũng như các quy trình thực hiện mới có thể vận hành doanh nghiệp được.
Vì thế, dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân là một trong những giải pháp được các doanh nghiệp hoàn toàn an tâm và sử dụng nhiều nhất hiện nay, đảm bảo nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục hồ sơ theo đúng quy định và nhanh chóng giúp doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động kinh doanh.
Công ty Tân Thành Thịnh là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín và nhanh chóng giúp quý khách hàng hoàn toàn an tâm về mọi thủ tục hồ sơ, pháp lý cũng như tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau.
Đội ngũ nhân viên Tân Thành Thịnh có tay nghề cao, năng lực chuyên mô vững, sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong mọi thủ tục hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp, đồng thời trực tiếp xử lý những vấn đề liên quan sau khi thành lập, những vấn đề phát sinh…. Và đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước.
3.1 Quy trình thành lập doanh nghiệp
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng.
- Bước 2: Tư vấn khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ thành lập công ty.
- Bước 3: Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
- Bước 4: Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty.
- Bước 5: Đại diện doanh nghiệp thực hiện hoàn tất cả thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 6: Đồng hành cùng doanh nghiệp hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh sau khi thành lập công ty.
3.2 Chính sách, cam kết
Là đơn vị trực tiếp thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, Tân Thành Thịnh cam kết:
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan, đặc biệt là vốn điều lệ và thủ tục thành lập.
- Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
- Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
- Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
- Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
4. Những câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Tân Thành Thịnh xin tổng hợp và giải đáp rất nhiều những câu hỏi và thắc mắc của nhiều khách hàng gặp phải khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, cùng tìm hiểu để có thêm thông tin hỗ trợ cho việc thành lập doanh nghiệp tư nhân của mình nhé.
4.1 Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân bởi lẽ:
- Các tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân không độc lập trong các quan hệ pháp luật. Trong quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài. Doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia.
4.3 Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?
Tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ sở hữu cũng như những quy định về ngành nghề kinh doanh mà khi thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ có mức vốn cố định là bao nhiêu, cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường:
Pháp luật Việt Nam không yêu cầu mức vốn cụ thể khi thành lập cho những doanh nghiệp đối với những ngành nghề kinh doanh bình thường. Vì thế số vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ sở hữu.
Bạn có thể thành lập doanh nghiệp với số vốn từ 1 triệu đồng hoặc vài trăm triệu đồng hoặc nhiều hơn thế. Tuy nhiên để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất thì bạn nên thành lập với mức vốn điều lệ phù hợp.
- Nếu mức vốn điều lệ quá thấp: sẽ gây khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện giao dịch và làm việc với các đối tác, cũng như không đảm bảo vốn pháp định để đăng ký kinh doanh một số ngành nghề nhất định.
- Mức vốn điều lệ quá cao: Nếu như doanh nghiệp chỉ đặt ra số vốn “ảo” nhằm mục đích thu hút đầu tư thì sau này, khi có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu cũng sẽ dựa trên số vốn đó.
b) Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải yêu cầu mức vốn pháp định theo đúng quy định của từng ngành nghề cụ thể để hoạt động. Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.
Khi đó, vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tư nhân chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Chẳng hạn, vốn pháp định đối với công ty dịch vụ bảo vệ: là 2 tỷ VNĐ, thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ, kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng.
Như vậy, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn và ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời đừng quên lựa chọn mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp tư nhân phù hợp, không vượt quá thực tế hoặc quá thấp để tránh rắc rối có thể gặp phải sau này.
4.4 Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?
Trả lời :Có, doanh nghiệp tư nhân cũng là một loại hình doanh nghiệp được nhà nước cho phép thành lập vì thế bắt buộc phải có con dấu pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.
Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể như là hình tròn, hình đa giác…Với điều kiện đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Sau khi làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
4.5 Doanh nghiệp tư nhân có được xuất hóa đơn không?
Trả lời : Có. Khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp tư nhân có thể đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, từ đó doanh nghiệp tư nhân có quyền xuất hóa đơn GTGT khi thực hiện các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin bài viết về thành lập doanh nghiệp tư nhân, hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn.
Nếu bạn còn thắc mắc gì những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một đơn vị thành lập doanh nghiệp tín vui lòng liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với kinh nghiệm hơn 17 năm trong lĩnh vực kế toán, thuế doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
>> Các bạn xem thêm so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com