Trang chủ

Tư vấn DN

Du Lịch

Nhà thầu

Vật liệu XD

Tôn lợp mái

Thú cưng

Điện máy

Rao Vặt

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Thursday, 21/11/2024 |

Tư vấn thành lập doanh nghiệp mới uy tín và chuyên nghiệp tại TPHCM

5.0/5 (3 votes)

Việc thành lập doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó hoàn tất các thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp là vấn đề đầu tiên mà nhà đầu tư cần thực hiện. Tuy nhiên, đối với các starup mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp chắc hẳn sẽ rất bỡ ngỡ về vấn đề này.

Tư vấn doanh nghiệp

Chính vì thế, trong giới hạn bài viết hôm nay Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp – thuế - kế toán Tân Thành Thịnh xin tư vấn đến các bạn những vấn đề xoay quanh về thành lập doanh nghiệp một cách chi tiết nhất, mời các bạn cùng tham khảo. 

1. Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định. Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 

Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật hiện hành. Nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp bao gồm những vấn đề như: Tư vấn lựa chọn loại hình, tư vấn về tên doanh nghiệp, vốn điều lệ, trụ sở chính công ty, tư vấn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu…cùng nhiều nội dung khác. Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết dưới đây.

1.1 Tư vấn cách chọn loại hình doanh nghiệp

Trước khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần xác định loại hình doanh nghiệp của mình trong số những hình thức doanh nghiệp mà pháp luật hiện hành quy định. Vấn đề này có ý nghĩa quyết định và tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động sau đó của doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, và phân biệt các loại hình doanh nghiệp rất chi tiết.

Để biết mình phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào hãy cùng Tân Thành Thịnh, phân tích và chỉ rõ ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn đó chính là:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

** Ưu điểm loại hình công ty TNHH 1 thành viên

  • Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi góp vốn, vì thế ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
  • Loại hình doanh nghiệp này có cơ cấu tổ chức công ty đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp;
  • Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;

** Nhược điểm:

  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành viên, không được giảm vốn điều lệ.
  • Không có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu
  • Lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.

b) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 02, tối đa là 50.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên cũng không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

** Ưu điểm loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Công ty TNHH 2 thành viên cũng có tư cách pháp nhân nên hạn chế rủi ro cho người góp vốn.
  • Việc điều hành công ty không quá phức tạp do số lượng thành viên trong công ty không quá đông và thường là những người quen biết và tin tưởng nhau.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
  • Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng không.

** Nhược điểm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
  • Khó mở rộng quy mô vì số thành viên tối đa chỉ 50 người.

c)  Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Các thành viên góp vốn vào công ty cổ phần gọi là các cổ đông và vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

** Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần

  • Công ty CP chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ trong phạm vi số vốn góp vào của các Cổ đông. 
  • Công ty CP có lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng, nhiều ngành, nghề.
  • Công ty CP có cơ cấu vốn rất linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều người cùng đầu tư, góp vốn vào Công ty.
  • Công ty CP có quyền phát hành Cổ phiếu nên có khả năng huy động vốn rất lớn.
  • Trong Công ty CP: Việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng. Do đó, Đa số các đối tượng công dân đều có quyền tham gia đầu tư vào Công ty CP. Kể cả các cán bộ công chức cũng được quyền mua Cổ phiếu của Công ty CP.

** Nhược điểm của công ty cổ phần

  • Vì có lượng cổ đông lớn, nhiều người không quen biết dẫn đến việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần gặp phải nhiều khó khăn và phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Công ty cổ phần cũng phải chịu sự quản lý, giám sát, ràng buộc chặt chẽ hơn của Pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là về chế độ Tài chính, Kế toán của Công ty.

d)  Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.

** Ưu điểm công ty hợp danh

  • Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của khách hàng cũng như đối tác bởi các thành viên công ty hợp danh là những người có chuyên môn và uy tín nghề nghiệp.
  • Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít. Và là những người có uy tín, tin tưởng nhau.
  • Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

** Nhược điểm công ty hợp danh

  • Công ty hợp danh có chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
  • Tuy có tư cách pháp nhân nhưng Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Vì vậy, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ phải tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.
  • Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh. Phát sinh từ những cam kết của công ty. Trước khi thành viên đó rút khỏi công ty.
  • Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.

e) Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

** Ưu điểm:

Chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

** Nhược điểm:

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Như vậy, chủ doanh nghiệp có thể tùy vào số lượng thành viên sáng lập công ty cũng như số người tham gia góp vốn, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

1.2 Tư vấn cách đặt tên công ty

Đặt tên là việc làm quan trọng không thể thiếu của doanh nghiệp khi thành lập công ty. Chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên sáng lập công ty có quyền trao đổi và quyết định đặt tên cho công ty của mình.

Doanh nghiệp có thể sử dụng tên tên viết tắt và/hoặc tên bằng tiếng nước ngoài bên cạnh tên gọi bằng tiếng việt. Cụ thể.

  • Về tên tiếng Việt

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.

  • Tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt

* Về tên bằng tiếng nước ngoài: được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

* Về tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý tên công ty không nên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác đã đăng ký. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị…trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Và tên doanh nghiệp dùng để giao dịch nên không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp nên lựa chọn những tên thật ấn tượng, thu hút, mang dấu ấn cá nhân để khách hàng có thể nhớ đến mình lâu hơn.

1.3 Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn cần lựa chọn ngành nghề  kinh doanh chính thì mới được phép kinh doanh ngành nghề đó.

Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện bạn phải đáp ứng đầy đủ điều kiện thì mới được phép kinh doanh nghành nghề đó (vốn pháp định, ngành nghề yêu cầu chứng chỉ…)

Có nhiều ngành nghề liên quan với nhau và Pháp luật không quy định đăng ký bao nhiêu ngành nghề. Vì vậy, khi đăng ký kinh doanh một mặt hàng nào đó, doanh nghiệp hãy lựa chọn các mặt hàng có khả năng kinh doanh trong tương lai hoặc các mặt hàng gần giống với nó, để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.

>> Các bạn xem thêm danh mục ngành nghề kinh doanh 

1.4 Tư vấn vốn điều lệ

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. 

Căn cứ vào điều kiện thực tế cũng như nhu cầu hoạt động mà doanh nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý và tính đến tính chịu trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp/công ty khi cam kết mức vốn của mình. 

Riêng đối với những ngành nghề có yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Ví dụ: yêu cầu mức vốn pháp định đối với ngành nghề bảo vệ là 2 tỷ đồng thì doanh nghiệp muốn thành lập công ty bảo vệ phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu là 2 tỷ đồng.


1.5 Tư vấn hồ sơ, thủ tục thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty là thủ tục hành chính để xin Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, sau đó công ty mới có thể đi vào hoạt động.

a) Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
  • Dự thảo Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

+ Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

+ Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

b) Nộp hồ sơ

Hồ sơ sau khi hoàn tất thì nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi bạn đặt địa chỉ trụ sở chính của công ty. Thời hạn giải quyết hồ sơ là sau 3 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ. Trường hợp nếu hồ sơ có sai sót hoặc thiếu cơ quan giải quyết sẽ có thông báo để sửa đổi bổ sung hồ sơ cho hợp lệ.

c) Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hồ sơ của bạn đã hợp lệ và được giải quyết Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Về cơ bản lúc này công ty của bạn đã được thành lập.

1.6 Tư vấn hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải thực hiện các thủ tục khai thuế ban đầu, trong đó có hồ sơ khai thuế ban đầu.

Thông thường, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải lập một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu để gửi lên cơ quan có thẩm quyền, bao gồm các yêu cầu sau:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
  • Công văn đăng ký chế độ kế toán áp dụng
  • Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Tờ khai lệ phí môn bài (tùy quận)
  • Phiếu đăng ký thông tin doanh nghiệp (tùy quận)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ chứng thực của đại diện pháp luật (photo hoặc sao y - tuỳ quận)
  • Giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ)

Khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết phía trên, bạn mang hồ sơ ra nộp tại chi cục thuế quận nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp do cục thuế quản lý thì nộp hồ sơ tại cục thuế tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tùy chi cục thuế mà hồ sơ của bạn sẽ được giải quyết ngay trong ngày làm việc hoặc 2-3 ngày sau đó.

>> Các bạn xem thêm dịch vụ báo cáo thuế trọn gói

1.7 Một số thủ tục khác doanh nghiệp cần phải làm sau khi thành lập công ty

Sau khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp tiếp tục tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo Điều 8 của Luật Doanh nghiệp. Cụ thế, các công việc được thực hiện như sau:

  • Khắc con dấu pháp nhân doanh nghiệp.
  • Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.
  • Hóa đơn GTGT.
  • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in.
  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT.
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
  • Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.
  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.
  • Thông báo phát hành hóa đơn.
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.
  • Token kê khai thuế qua mạng.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:  0909.54.8888 - 028.3985.8888

2. Có nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty hay không?

Dịch vụ thành lập công ty là dịch vụ được cung cấp bởi các công ty tư vấn thành lập công ty. Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ này có nghĩa là bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian, công sức để thực hiện những thủ tục thành lập công ty rườm rà mà phía cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt bạn hoàn tất những hồ sơ thủ tục thành lập công ty và tư vấn cho bạn những thông tin liên quan về thành lập công ty để bạn có thể mở công ty một cách thuận lợi nhất.

Hiện tại, đây là xu hướng tìm thuê dịch vụ thành lập công ty hiện nay đang rất được ưa chuộng. Vì đây là một trong những sự lựa chọn vô cùng tiện lợi dành cho những doanh nghiệp mới không có đủ kinh nghiệm trong vấn đề luật pháp. 

Cũng như là cho các công ty lớn có nhu cầu thành lập thêm các chi nhánh hoặc các công ty con. Dịch vụ thành lập công doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Sử dụng dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian, sức khỏe để trực tiếp thực hiện những thủ tục hành chính.
  • Thời gian hoàn tất thủ tục và nhận được Giấy chứng nhận thành lập công ty ngắn nhất có thể do đội ngũ chuyên viên đã có kinh nghiệm thực hiện hồ sơ đúng theo quy định Pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào chiến lược kinh doanh mà không cần lo lắng về thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí do sử dụng gói dịch vụ không phát sinh.
  • Được tư vấn các vấn đề liên quan hoàn toàn miễn phí giúp bạn an tâm kinh doanh.

Tân Thành Thịnh tự hào là công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín, đã tư vấn thành lập doanh nghiệp mới tại TPHCM cho hàng  nghìn doanh nghiệp.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói với đầy đủ các loại hình doanh nghiệp như: Dịch vụ thành lập TNHH 1 thành viên, 2 thành viên; dịch vụ thành lập công ty cổ phẩn; thành lập công ty pháp danh…

Khi lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh khách hàng sẽ được tư vấn tất cả những vấn đề liên quan đến công việc thành lập công ty miễn phí. Và sau đó chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng hoàn tất những thủ tục pháp lý với cơ quan Nhà nước để giúp công ty bạn được thành lập suôn sẻ.

GỌI NGAY TÂN THÀNH THỊNH: 0909.54.8888 - 028.3985.8888 TÂN THÀNH THỊNH LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH HÀNG 

Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH TÂN THÀNH THỊNH

  • 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
  • 028.3985.8888 - Hotline: 0909.54.8888
  • lienhe@tanthanhthinh.com  
  • www.tanthanhthinh.com